Chi tiết bài viết - Xã Trung Sơn - Gio Linh
Dự thảo Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở trên địa bàn xã Trung Sơn
- UBND Xã Trung Sơn
- 9:37, Thứ Hai, 21-10-2024
- 34 lượt xem
Kính thưa toàn thể cán bộ và nhân dân đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn xã Trung Sơn, thực hiện Công văn số 1758/UBND-NC ngày 25/6/2024 của UBND huyện Gio Linh về việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. UBND xã đã ban hành Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 09/9/2024 của UBND xã Trung Sơn về việc xây dựng, ban hành Quy chế dân chủ cơ sở ở xã Trung Sơn và Quyết định số 142/QĐ-UBND ngày 12/09/2024 về việc thành lập Tổ soạn thảo Quy chế thực hiện dân chủ ở xã Trung Sơn. Tổ soạn thảo đã tiến hành lấy ý kiến và xây dựng dự thảo Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn (có văn bản kèm theo).
Vậy UBND xã kính đề nghị toàn thể cán bộ và nhân dân cho ý kiến về dự thảo Quy chế thực hiện dân chủ ở xã Trung Sơn để UBND xã có cơ sở hoàn thiện văn bản theo đúng quy định của pháp luật./.
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TRUNG SƠN
|
|
QUY CHẾ
Thực hiện dân chủ cơ sở trên địa bàn xã Trung Sơn
(Kèm theo Quyết định số …/…/QĐ-UBND ngày …. tháng… năm …….
của Ủy ban nhân dân xã Trung Sơn)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn xã Trung Sơn.
2. Quy chế này áp dụng đối với chính quyền xã; cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách xã, ở thôn, Trưởng thôn, cộng đồng dân cư; các tổ chức, cá nhân có liên quan và Nhân dân trên địa bàn xã Trung Sơn.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở là xã Trung Sơnvà cộng đồng dân cư trên địa bàn xã Trung Sơn.
2. Thực hiện dân chủ ở cơ sở là phương thức phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, để công dân, cán bộ, công chức được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
3. Cộng đồng dân cư là nhóm công dân Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn các thôn trên địa bàn xã Trung Sơn.
4. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở thực hiện theo quy định tại Điều 3, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
1. Bảo đảm quyền của công dân, cán bộ, công chức được biết, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
2. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
3. Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm trật tự, kỷ cương, không cản trở hoạt động bình thường của chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan.
4. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
5. Bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở.
6. Tôn trọng ý kiến đóng góp của Nhân dân, kịp thời giải quyết kiến nghị, phản ánh của Nhân dân.
Điều 4. Quyền của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở
1. Được công khai thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của pháp luật.
2. Đề xuất sáng kiến, tham gia ý kiến, bàn và quyết định đối với các nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của Quy chế này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Kiểm tra, giám sát, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
4. Được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp trong thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở được thực hiện theo quy định tại Điều 6, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
2. Tham gia ý kiến về các nội dung được đưa ra lấy ý kiến ở cơ sở theo quy định của Quy chế này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Chấp hành quyết định của cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan .
4. Kịp thời kiến nghị, phản ánh, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
5. Tôn trọng và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Điều 6. Quyền thụ hưởng của công dân
Quyền thụ hưởng của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở được thực hiện theo quy định tại Điều 7, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
1. Được Nhà nước và pháp luật công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Được bảo đảm thực hiện các quyền về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của Quy chế này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Được thông tin đầy đủ, kịp thời về các quyền và lợi ích hợp pháp, chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật và quyết định của chính quyền địa phương nơi mình cư trú, công tác, làm việc.
3. Được thụ hưởng thành quả đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, chế độ an sinh xã hội, sự an toàn, ổn định của đất nước, của địa phương và kết quả thực hiện dân chủ ở nơi mình cư trú, công tác, làm việc.
4. Được tạo điều kiện để tham gia học tập, công tác, lao động, sản xuất, kinh doanh, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bản thân, gia đình và cộng đồng.
Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở
1. Gây khó khăn, phiền hà hoặc cản trở, đe dọa công dân thực hiện dân chủ ở cơ sở.
2. Bao che, cản trở, trù dập hoặc thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; tiết lộ thông tin về người tố cáo, người cung cấp thông tin về hành vi vi phạm có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
3. Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để thực hiện hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
4. Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để xuyên tạc, vu khống, gây mâu thuẫn, kích động bạo lực, phân biệt vùng, miền, giới tính, tôn giáo, dân tộc, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức.
5. Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bàn, quyết định, tham gia ý kiến của công dân.
Điều 8. Xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở
Xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở được thực hiện theo quy định tại Điều 10, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
1. Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức vi phạm quy định của Quy chế này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Quy chế này, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
4. Việc xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thực hiện theo quy định của Chính phủ.
CHƯƠNG II
THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ
Mục 1. CÔNG KHAI THÔNG TIN Ở XÃ
Điều 9. Những nội dung phải công khai
Những nội dung phải công khai được thực hiện theo quy định tại Điều 11, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
Trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước hoặc thông tin chưa được công khai theo quy định của pháp luật, chính quyền xã công khai các nội dung sau đây:
1. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế hằng năm của xã và kết quả thực hiện.
2. Số liệu, báo cáo thuyết minh dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch hoạt động tài chính của xã trình Hội đồng nhân dân xã; dự toán ngân sách, kế hoạch hoạt động tài chính đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định; số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã định kỳ theo quý, 06 tháng, hằng năm; quyết toán ngân sách nhà nước và kết quả thực hiện các hoạt động tài chính khác đã được Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (nếu có).
3. Dự án, công trình đầu tư trên địa bàn xã và tiến độ thực hiện; kế hoạch thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất để thực hiện dự án, công trình đầu tư trên địa bàn xã; kế hoạch quản lý, sử dụng quỹ đất do xã quản lý; kế hoạch cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã; quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch xây dựng xã và điểm dân cư nông thôn.
4. Quy chế thực hiện dân chủ ở xã; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở xã, ở thôn; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn của chính quyền xã.
5. Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với xã; các khoản huy động Nhân dân đóng góp.
6. Tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng, thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và hình thức xử lý khác đối với tài sản công do xã quản lý; tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công của chính quyền xã.
7. Chủ trương, chính sách, kế hoạch, tiêu chí, đối tượng, quy trình bình xét và kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ, trợ cấp, tín dụng để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, phát triển sản xuất, hỗ trợ xây dựng nhà ở, cấp thẻ bảo hiểm y tế và các chính sách an sinh xã hội khác được tổ chức triển khai trên địa bàn xã.
8. Thông tin về phạm vi, đối tượng, cách thức bình xét, xác định đối tượng, mức hỗ trợ, thời gian, thủ tục thực hiện phân phối các khoản hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố, thảm họa hoặc để hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo trên địa bàn xã; việc quản lý, sử dụng các nguồn đóng góp, quyên góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài dành cho các đối tượng trên địa bàn xã.
9. Số lượng, đối tượng, tiêu chuẩn gọi nhập ngũ; danh sách công dân đủ điều kiện nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; danh sách công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; danh sách tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ trên địa bàn xã.
10. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tham nhũng, tiêu cực, vi phạm kỷ luật đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở xã, ở thôn; kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.
11. Kế hoạch lấy ý kiến Nhân dân, nội dung lấy ý kiến, kết quả tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp thu ý kiến của Nhân dân đối với những nội dung chính quyền xã đưa ra lấy ý kiến Nhân dân quy định tại Điều 23của Quy chế này.
12. Đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền xã trực tiếp thu;
13. Các thủ tục hành chính, thủ tục giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, cá nhân do chính quyền xã trực tiếp thực hiện;
14. Nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Hình thức và thời điểm công khai thông tin
Hình thức và thời điểm công khai thông tin được thực hiện theo quy định tại Điều 12, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
1. Các hình thức công khai thông tin bao gồm:
a) Niêm yết thông tin;
b) Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của xã;
c) Phát tin trên hệ thống truyền thanh của xã;
d) Thông qua Trưởng thôn để thông báo đến công dân;
đ) Gửi văn bản đến công dân;
e) Thông qua hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân xã với Nhân dân;
g) Thông qua việc tiếp công dân, tiếp xúc cử tri, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của Ủy ban nhân dân xã theo quy định của pháp luật;
h) Thông báo đến tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức, đoàn thể cùng cấp khác ở xã để tổ chức phổ biến, tuyên truyền đến hội viên, đoàn viên ở cơ sở;
i) Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại xã, tại thôn;
k) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc công khai thông tin quy định tại Điều 9của Quy chế này thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Thời điểm công khai thông tin đối với từng lĩnh vực được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp pháp luật chưa có quy định thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định, văn bản của cơ quan có thẩm quyền về nội dung cần công khai, Ủy ban nhân dân xã phải tổ chức công khai thông tin.
Điều 11. Lựa chọn hình thức công khai thông tin
Lựa chọn hình thức công khai thông tin được thực hiện theo quy định tại Điều 13, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
1. Ủy ban nhân dân xã đăng tải trên trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của chính quyền xã thông tin quy định tại Điều 9của Quy chế này.
2. Ủy ban nhân dân xã niêm yết thông tin quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 9của Quy chế này tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn. Thời gian niêm yết thông tin ít nhất là 30 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thông tin quy định tại khoản 4 và khoản 13 Điều 9của Quy chế nàyđược niêm yết thường xuyên tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã và được cập nhật khi có sự thay đổi. Danh sách các nội dung đã được thực hiện công khai kèm theo hình thức, thời gian thực hiện được lập, cập nhật theo từng quý và niêm yết tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn.
3. Thông tin quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 9của Quy chếnày được công khai trên hệ thống truyền thanh của xã trong thời hạn ít nhất là 03 ngày liên tục.
4. Thông tin quy định tại khoản 3 Điều này được gửi đến Trưởng thôn, để thông báo đến Nhân dân. Việc thông báo thông tin đến Nhân dân quy định tại khoản này được thực hiện thông qua một hoặc nhiều hình thức, gồm thông báo tại cuộc họp của cộng đồng dân cư, cuộc họp, sinh hoạt của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức, đoàn thể khác ở thôn; thông báo trực tiếp hoặc gửi văn bản thông báo đến từng hộ gia đình; thông qua tin nhắn đến đại diện hộ gia đình hoặc sử dụng mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật và đã được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn.
5. Cùng với việc thực hiện công khai thông tin bằng các hình thức quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, Ủy ban nhân dân xã có thể quyết định lựa chọn thêm các hình thức công khai thông tin khác quy định tại khoản 1 Điều 10của Quy chế này phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, bảo đảm để Nhân dân tiếp cận thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời, thuận lợi.
6. Trường hợp pháp luật có quy định khác về hình thức, cách thức thực hiện công khai đối với nội dung thông tin cụ thể thì áp dụng theo quy định đó.
Điều 12. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai thông tin
Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai thông tin được thực hiện theo quy định tại Điều 14, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
1. Ủy ban nhân dân xã có kế hoạch thực hiện việc công khai thông tin, trong đó nêu rõ nội dung thông tin cần công khai, hình thức công khai, thời điểm, thời hạn công khai và trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức thực hiện kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân xã thông qua; kiểm tra, đôn đốc và báo cáo Ủy ban nhân dân về kết quả thực hiện.
Trường hợp thông tin đã công khai có sự thay đổi, điều chỉnh thì nội dung thay đổi, điều chỉnh phải được kịp thời công khai theo quy định tại Mục này.
2. Ủy ban nhân dân xã cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin đối với những thông tin trong thời hạn công khai nhưng chưa được công khai, thông tin hết thời hạn công khai theo quy định của pháp luật hoặc thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng người yêu cầu không thể tiếp cận được.
3. Ủy ban nhân dân xã tổng hợp, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quá trình và kết quả thực hiện các nội dung công khai thông tin tại kỳ họp thường lệ gần nhất, đồng thời gửi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để giám sát.
Mục 2. NHÂN DÂN BÀN VÀ QUYẾT ĐỊNH
Điều 13. Những nội dung Nhân dân bàn và quyết định
Những nội dung Nhân dân bàn và quyết định được thực hiện theo quy định tại Điều 15, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
1. Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng trong phạm vi địa bàn xã, thôn do Nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí, tài sản, công sức.
2. Việc thu, chi, quản lý các khoản đóng góp của Nhân dân tại cộng đồng dân cư ngoài các khoản đã được pháp luật quy định; việc thu, chi, quản lý các khoản kinh phí, tài sản do cộng đồng dân cư được giao quản lý hoặc được tiếp nhận từ các nguồn thu, tài trợ, ủng hộ hợp pháp khác.
3. Nội dung hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.
4. Bầu, cho thôi làm Trưởng thôn.
5. Bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
6. Các công việc tự quản khác trong nội bộ cộng đồng dân cư không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội.
Điều 14. Đề xuất nội dung để Nhân dân bàn và quyết định
Đề xuất nội dung để Nhân dân bàn và quyết định được thực hiện theo quy định tại Điều 16, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
1. Đối với các nội dung có phạm vi thực hiện trong địa bàn xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định nội dung, lựa chọn hình thức và chỉ đạo, hướng dẫn Trưởng thôn tổ chức để Nhân dân bàn và quyết định.
2. Đối với các nội dung chỉ có phạm vi thực hiện trong thôn, Trưởng thôn sau khi thống nhất với Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn đề xuất nội dung để cộng đồng dân cư bàn và quyết định.
3. Công dân cư trú tại thôn có sáng kiến đề xuất về nội dung quy định tại Điều 13của Quy chế này và được ít nhất là 10% tổng số hộ gia đình tại thôn đồng thuận thì gửi đề xuất đến Trưởng thôn để đưa ra cộng đồng dân cư bàn và quyết định nếu không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội.
Trường hợp sáng kiến của công dân chưa có đủ 10% tổng số hộ gia đình ở thôn đồng thuận nhưng xét thấy có thể mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư và được Ban công tác Mặt trận ở thôn tán thành thì Trưởng thôn đưa ra để cộng đồng dân cư bàn và quyết định.
Việc thu thập ý kiến đồng thuận của các hộ gia đình có thể thực hiện trực tiếp tại cuộc họp của cộng đồng dân cư, bằng văn bản thể hiện ý kiến đồng ý của đại diện hộ gia đình hoặc hình thức thể hiện ý kiến khác phù hợp với điều kiện thực tế tại cộng đồng dân cư. Công dân có sáng kiến chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số lượng và danh sách hộ gia đình đồng thuận. Ý kiến đồng thuận với sáng kiến của công dân có giá trị trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày thể hiện ý kiến.
Điều 15. Hình thức Nhân dân bàn và quyết định
Hình thức Nhân dân bàn và quyết định được thực hiện theo quy định tại Điều 17, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
1. Tùy theo nội dung được đề xuất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Trưởng thôn tổ chức để Nhân dân ở thôn bàn và quyết định bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư;
b) Phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình;
c) Biểu quyết trực tuyến phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn.
2. Việc bàn, quyết định các nội dung quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 13của Quy chế này phải được thực hiện tại cuộc họp của cộng đồng dân cư, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17của Quy chế này. Hình thức phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17của Quy chế này.
Hình thức biểu quyết trực tuyến chỉ áp dụng trong trường hợp cộng đồng dân cư quyết định các công việc quy định tại khoản 6 Điều 13của Quy chế này mà Trưởng thôn sau khi thống nhất với Ban công tác Mặt trận ở thôn thấy không cần thiết tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư hoặc phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình.
3. Trường hợp pháp luật có quy định khác về việc tổ chức để Nhân dân bàn, quyết định thì thực hiện theo quy định đó.
Điều 16. Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư
Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư được thực hiện theo quy định tại Điều 18, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
1. Cuộc họp của cộng đồng dân cư do Trưởng thôn triệu tập và chủ trì tổ chức; trường hợp cuộc họp để bầu, cho thôi làm Trưởng thôn thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. Trường hợp khuyết Trưởng thôn thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chỉ định đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn hoặc triệu tập viên là công dân có uy tín cư trú tại thôn đó để triệu tập và tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư.
Thành phần tham dự cuộc họp của cộng đồng dân cư gồm Trưởng Ban công tác Mặt trận ở thôn, đại diện các hộ gia đình trong thôn.
2. Đại diện hộ gia đình là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có khả năng đại diện được cho các thành viên hộ gia đình; trường hợp hộ gia đình không có người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì đại diện hộ gia đình là người được các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử hoặc ủy nhiệm.
3. Trường hợp thôn có từ 200 hộ gia đình trở lên hoặc có địa bàn dân cư sinh sống không tập trung thì có thể tổ chức các cuộc họp theo từng cụm dân cư.
Trưởng thôn có thể ủy quyền cho thành viên Ban công tác Mặt trận ở thôn hoặc một công dân có uy tín cư trú tại cụm dân cư chủ trì, điều hành cuộc họp của cụm dân cư và báo cáo kết quả với Trưởng thôn để tổng hợp vào kết quả chung của toàn thôn.
4. Trình tự tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư được thực hiện như sau:
a) Người chủ trì cuộc họp tuyên bố lý do, nêu mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc họp; giới thiệu người để cuộc họp biểu quyết cử làm thư ký;
b) Người chủ trì cuộc họp trình bày những nội dung đưa ra để xem xét, thảo luận tại cuộc họp;
c) Những người tham gia cuộc họp thảo luận;
d) Người chủ trì cuộc họp tổng hợp chung các ý kiến thảo luận tại cuộc họp; đề xuất các nội dung và phương án biểu quyết đối với các nội dung đã được thảo luận. Việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do các thành viên tham dự cuộc họp quyết định. Trường hợp bỏ phiếu kín thì cuộc họp bầu ra Ban kiểm phiếu để thực hiện việc tổ chức bỏ phiếu kín;
đ) Người chủ trì cuộc họp công bố kết quả biểu quyết và kết luận cuộc họp.
Điều 17. Phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình
Việc phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình được thực hiện theo quy định tại Điều 19, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
1. Trưởng thôn tổ chức gửi phiếu biểu quyết đến từng hộ gia đình để lấy ý kiến biểu quyết về các nội dung có phạm vi thực hiện trong thôn hoặc trong địa bàn xã đối với các trường hợp sau đây:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định lựa chọn hình thức phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình đối với nội dung có phạm vi thực hiện trong địa bàn xã;
b) Cộng đồng dân cư đã tổ chức cuộc họp mà không có đủ đại diện của số hộ gia đình tham dự để có thể đạt tỷ lệ biểu quyết tán thành tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều 19của Quy chế này;
c) Các trường hợp khác do Trưởng thôn quyết định sau khi đã thống nhất với Ban công tác Mặt trận ở thôn.
2. Trưởng thôn phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn xây dựng kế hoạch tổ chức phát phiếu lấy ý kiến; thành lập Tổ phát phiếu lấy ý kiến có từ 03 đến 05 thành viên và công khai thông tin đến Nhân dân ở thôn về nội dung lấy ý kiến, thời điểm, thời hạn lấy ý kiến, thành phần Tổ phát phiếu lấy ý kiến chậm nhất là 02 ngày trước ngày thực hiện việc phát phiếu lấy ý kiến.
3. Mỗi hộ gia đình được phát 01 phiếu lấy ý kiến. Tổ phát phiếu có nhiệm vụ gửi phiếu lấy ý kiến trực tiếp đến từng hộ gia đình, tổ chức thu phiếu theo đúng thời hạn đã được xác định và tổng hợp đầy đủ, khách quan kết quả phiếu lấy ý kiến.
Điều 18. Quyết định của cộng đồng dân cư
Quyết định của cộng đồng dân cưđược thực hiện theo quy định tại Điều 20, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
1. Quyết định của cộng đồng dân cư được thể hiện bằng văn bản dưới hình thức nghị quyết, biên bản cuộc họp, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận của cộng đồng dân cư. Trường hợp pháp luật không quy định cụ thể về hình thức văn bản thì Trưởng thôn lựa chọn hình thức văn bản của cộng đồng dân cư phù hợp với nội dung quyết định và phong tục, tập quán, điều kiện thực tế của cộng đồng dân cư sau khi thống nhất với Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn.
2. Quyết định của cộng đồng dân cư gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời gian cộng đồng dân cư bàn và quyết định;
b) Tổng số hộ gia đình thuộc cộng đồng dân cư; số người đại diện hộ gia đình có mặt; số hộ gia đình không có người đại diện tham dự;
c) Nội dung cộng đồng dân cư bàn;
d) Hình thức cộng đồng dân cư quyết định;
đ) Kết quả biểu quyết tại cuộc họp hoặc tổng hợp phiếu lấy ý kiến, kết quả biểu quyết trực tuyến của hộ gia đình;
e) Nội dung quyết định của cộng đồng dân cư;
g) Chữ ký của Trưởng thôn, Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn và 02 đại diện của các hộ gia đình.
3. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày cộng đồng dân cư tổ chức họp biểu quyết hoặc kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến bằng phiếu, biểu quyết trực tuyến, quyết định đã được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua phải được gửi đến Ủy ban nhân dân xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã.
Điều 19. Hiệu lực của quyết định của cộng đồng dân cư
Quy định hiệu lực của quyết định của cộng đồng dân cư được thực hiện theo Điều 21, Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
1. Quyết định của cộng đồng dân cư về nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13của Quy chế này được thông qua khi có từ hai phần ba tổng số đại diện hộ gia đình trở lên trong thôn tán thành.
Quyết định của cộng đồng dân cư về nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13của Quy chế này có phạm vi thực hiện trong địa bàn xã được thông qua khi có từ hai phần ba tổng số thôn trở lên tán thành.
Quyết định của cộng đồng dân cư về nội dung quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 13của Quy chế này được thông qua khi có trên 50% tổng số đại diện hộ gia đình trong thôn tán thành.
2. Quyết định của cộng đồng dân cư về nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 6 Điều 13của Quy chế này có phạm vi thực hiện trong thôn có hiệu lực kể từ ngày được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua.
Đối với quyết định của cộng đồng dân cư về nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13của Quy chế này có phạm vi thực hiện trong địa bàn xã thì thời điểm có hiệu lực do Ủy ban nhân dân xã quyết định trên cơ sở tổng hợp kết quả biểu quyết của cộng đồng dân cư.
Quyết định của cộng đồng dân cư về nội dung quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 13của Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày Ủy ban nhân dân xã ban hành quyết định công nhận.
Quyết định của cộng đồng dân cư về nội dung quy định tại khoản 5 Điều 13 của Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã ban hành quyết định công nhận.
Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của cộng đồng dân cư, Ủy ban nhân dân xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã phải ban hành quyết định công nhận; trường hợp không công nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 20. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ quyết định của cộng đồng dân cư
Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ quyết định của cộng đồng dân cư được thực hiện theo quy định tại Điều 22, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
1. Quyết định của cộng đồng dân cư được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nội dung trái với quy định của pháp luật, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, đạo đức xã hội;
b) Không tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục thông qua văn bản của cộng đồng dân cư theo quy định của Quy chế này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Cộng đồng dân cư thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ.
2. Ủy ban nhân dân xã quyết định bãi bỏ quyết định của cộng đồng dân cư đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Ủy ban nhân dân xã quyết định bãi bỏ hoặc đề nghị cộng đồng dân cư sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Quyết định bãi bỏ hoặc văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế quyết định của cộng đồng dân cư phải được Ủy ban nhân dân xã gửi đến Trưởng thôn để thông báo đến Nhân dân và được gửi đồng thời đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã.
3. Cộng đồng dân cư tự mình quyết định việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ quyết định của mình khi xét thấy cần thiết hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế quyết định của mình theo đề nghị của Ủy ban nhân dân xã theo trình tự, thủ tục quy định tại các điều 16, 17, 18 và 19của Quy chế này.
Điều 21. Trách nhiệm trong việc tổ chức để Nhân dân bàn, quyết định và thực hiện quyết định của cộng đồng dân cư
Trách nhiệm trong việc tổ chức để Nhân dân bàn, quyết định và thực hiện quyết định của cộng đồng dân cư được thực hiện theo quy định tại Điều 23, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
1. Ủy ban nhân dân xã có kế hoạch tổ chức để Nhân dân bàn, quyết định các nội dung có phạm vi thực hiện trong địa bàn xã; Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định của cộng đồng dân cư thuộc phạm vi xã; kiểm tra, theo dõi việc tổ chức thực hiện quyết định của cộng đồng dân cư có phạm vi thực hiện trong thôn.
Ủy ban nhân dân xã tổng hợp, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về việc tổ chức để Nhân dân bàn, quyết định các nội dung có phạm vi thực hiện trong địa bàn xã tại kỳ họp thường lệ gần nhất, đồng thời gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để giám sát.
2. Trưởng thôn có trách nhiệm công khai kết quả biểu quyết hoặc kết quả tổng hợp phiếu lấy ý kiến của Nhân dân tại thôn; tổ chức thực hiện quyết định của cộng đồng dân cư có phạm vi thực hiện trong thôn; báo cáo kết quả thực hiện quyết định của cộng đồng dân cư đến Nhân dân ở thôn và đến Ủy ban nhân dân xã.
3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát việc tổ chức để Nhân dân bàn, quyết định và thực hiện các nội dung Nhân dân bàn, quyết định.
4. Việc tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư; việc phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình; việc biểu quyết trực tuyến tại thôn; quy trình bầu, cho thôi làm Trưởng thôn; việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 22. Trách nhiệm của Nhân dân trong việc tham gia bàn, quyết định các nội dung, công việc ở cơ sở
Trách nhiệm của Nhân dân trong việc tham gia bàn, quyết định các nội dung, công việc ở cơ sở được thực hiện theo quy định tại Điều 24, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
1. Công dân, hộ gia đình tích cực quan tâm đến công việc chung của cộng đồng dân cư; có trách nhiệm tham gia hoặc cử đại diện hộ gia đình tham gia họp bàn, thảo luận, quyết định các nội dung có phạm vi thực hiện trong thôn, trong địa bàn xã; thực hiện nghiêm túc các nội dung thuộc trách nhiệm đã được cộng đồng dân cư quyết định.
2. Đại diện hộ gia đình có trách nhiệm tham dự các cuộc họp của cộng đồng dân cư; tập hợp, nắm bắt ý kiến chung của các thành viên hộ gia đình để phản ánh, tham gia thảo luận tại cuộc họp hoặc thể hiện trên phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình; phổ biến, truyền đạt lại cho các thành viên hộ gia đình về kết quả bàn, thảo luận, quyết định của cộng đồng dân cư. Trường hợp thành viên hộ gia đình có ý kiến khác với ý kiến của đại diện hộ gia đình thì được đăng ký tham dự cuộc họp của cộng đồng dân cư để thể hiện ý kiến, quan điểm của mình tại cuộc họp.
3. Đảng viên, cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở xã, ở thôn có trách nhiệm tích cực, gương mẫu tham gia bàn và quyết định các nội dung có phạm vi thực hiện trong thôn, trong địa bàn xã; có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc và tuyên truyền, hướng dẫn, vận động gia đình và các thành viên trong cộng đồng thực hiện các quyết định của cộng đồng dân cư.
4. Trường hợp nhận thấy quyết định của cộng đồng dân cư không bảo đảm trình tự, thủ tục hoặc có nội dung trái với quy định của pháp luật, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, đạo đức xã hội thì công dân có quyền kiến nghị, phản ánh đến Ủy ban nhân dân xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã và Ban Thanh tra nhân dân.
Mục 3. NHÂN DÂN THAM GIA Ý KIẾN
Điều 23. Những nội dung Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định
Những nội dung Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định được thực hiện theo quy định tại Điều 25, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
1. Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã; phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát triển ngành, nghề của xã.
2. Dự thảo quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và phương án điều chỉnh; việc quản lý, sử dụng quỹ đất được giao cho Ủy ban nhân dân xã quản lý.
3. Chủ trương, chính sách đầu tư, xây dựng, đất đai, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án di dân, tái định canh, định cư đối với việc quyết định đầu tư công dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án có quy mô di dân, tái định canh, định cư lớn, dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án.
4. Dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính; dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, đặt tên, đổi tên thôn, ghép cụm dân cư.
5. Dự thảo quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân xã có liên quan đến lợi ích cộng đồng, bao gồm quyết định ban hành hoặc phê duyệt chương trình, kế hoạch, dự án, đề án có nội dung tác động đến môi trường, sức khỏe của cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội và những vấn đề khác có ảnh hưởng đến cộng đồng.
6. Dự thảo nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng, dự thảo nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.
7. Dự thảo quy chế về thực hiện dân chủ ở xã; dự thảo quy chế thực hiện dân chủ trong từng lĩnh vực, nội dung hoạt động cụ thể ở xã.
8. Dự thảo quyết định hành chính có nội dung xác lập nghĩa vụ hoặc làm chấm dứt, hạn chế quyền, lợi ích của đối tượng thi hành là công dân trên địa bàn xã.
9. Các nội dung khác theo quy định của pháp luật, quy chế thực hiện dân chủ ở xã, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền xã thấy cần lấy ý kiến.
Điều 24. Hình thức Nhân dân tham gia ý kiến
Hình thức Nhân dân tham gia ý kiến được thực hiện theo quy định tại Điều 26, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
1. Các hình thức lấy ý kiến Nhân dân bao gồm:
a) Hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân xã với Nhân dân;
b) Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư;
c) Phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình;
d) Thông qua hòm thư góp ý, đường dây nóng;
đ) Thông qua Ban công tác Mặt trận ở thôn và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở;
e) Thông qua cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của chính quyền xã;
g) Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại xã, tại thôn;
h) Tổ chức đối thoại, lấy ý kiến công dân là đối tượng thi hành đối với nội dung quy định tại khoản 8 Điều 23của Quy chế này.
2. Tùy theo nội dung, tính chất, yêu cầu của việc lấy ý kiến Nhân dân, khả năng, điều kiện đáp ứng thực tế của địa phương và phù hợp với quy chế thực hiện dân chủ ở xã, Ủy ban nhân dân xã quyết định lựa chọn một hoặc một số hình thức quy định tại khoản 1 Điều này để tổ chức lấy ý kiến Nhân dân. Trường hợp pháp luật có quy định về việc áp dụng hình thức, cách thức tổ chức cụ thể để lấy ý kiến của Nhân dân về nội dung nhất định thì việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia của Nhân dân thực hiện theo quy định đó.
Điều 25. Việc tổ chức đối thoại, lấy ý kiến công dân là đối tượng thi hành trong trường hợp Ủy ban nhân dân xã ban hành quyết định hành chính có nội dung xác lập nghĩa vụ hoặc làm chấm dứt, hạn chế quyền, lợi ích của đối tượng thi hành
Việc tổ chức đối thoại, lấy ý kiến công dân là đối tượng thi hành trong trường hợp Ủy ban nhân dân xã ban hành quyết định hành chính có nội dung xác lập nghĩa vụ hoặc làm chấm dứt, hạn chế quyền, lợi ích của đối tượng thi hành được thực hiện theo quy định tại Điều 27, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
1. Trước khi ban hành quyết định hành chính có nội dung xác lập nghĩa vụ hoặc làm chấm dứt, hạn chế quyền, lợi ích của công dân là đối tượng thi hành, trừ quyết định hành chính có nội dung thuộc bí mật nhà nước và quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm thông tin và tạo điều kiện để công dân là đối tượng thi hành quyết định hành chính được biết và trình bày ý kiến nếu người đó có yêu cầu. Công dân là đối tượng thi hành quyết định hành chính có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện trình bày ý kiến.
2. Trường hợp quyết định hành chính áp dụng đối với nhiều đối tượng hoặc khi xét thấy cần thiết, thì Ủy ban nhân dân xã có thể tổ chức cuộc họp đối thoại, lấy ý kiến trực tiếp của các công dân là đối tượng thi hành quyết định. Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, đại diện Ban Thanh tra nhân dân xã và các công dân là đối tượng thi hành quyết định hành chính.
3. Ý kiến của công dân là đối tượng thi hành, ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải được tổng hợp đầy đủ; nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến của đối tượng thi hành được gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và được lưu cùng hồ sơ trình ký ban hành quyết định hành chính. Người có thẩm quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm về việc ban hành quyết định hành chính của mình.
Điều 26. Trách nhiệm trong việc tổ chức để Nhân dân tham gia ý kiến
Trách nhiệm trong việc tổ chức để Nhân dân tham gia ý kiến được thực hiện theo quy định tại Điều 28, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
1. Ủy ban nhân dân xã có kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về các nội dung quy định tại Điều 23của Quy chế này thuộc thẩm quyền quyết định của xã trong đó xác định rõ nội dung lấy ý kiến, hình thức lấy ý kiến, cách thức, thời hạn triển khai và trách nhiệm tổ chức thực hiện. Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân phải được gửi đến Hội đồng nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã. Trường hợp tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên thì Ủy ban nhân dân xãtổ chức thực hiện việc lấy ý kiến theo các nội dung được giao trong kế hoạch lấy ý kiến của cơ quan chịu trách nhiệm lấy ý kiến.
2. Ủy ban nhân dân xã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức thực hiện kế hoạch đã được thông qua. Thời gian lấy ý kiến Nhân dân ít nhất là 20 ngày kể từ ngày công khai nội dung lấy ý kiến. Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể thời hạn lấy ý kiến Nhân dân thì thực hiện theo quy định đó.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tiếp nhận, tổng hợp ý kiến, thông tin phản hồi của Nhân dân; nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia của Nhân dân về các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của xã để quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã quyết định và thực hiện việc công khai kết quả tổng hợp ý kiến của Nhân dân, nội dung giải trình, tiếp thu đến Nhân dân.
4. Đối với những nội dung do cơ quan có thẩm quyền giao cho chính quyền xã đưa ra lấy ý kiến Nhân dân thì Ủy ban nhân dân xãcó trách nhiệm tổng hợp ý kiến và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về kết quả lấy ý kiến Nhân dân trên địa bàn. Cơ quan có thẩm quyền quyết định có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của Nhân dân về những nội dung đã đưa ra lấy ý kiến; trường hợp quyết định có nội dung khác với ý kiến của đa số Nhân dân thì phải giải trình, nêu rõ lý do của việc không tiếp thu và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến của Nhân dân phải được gửi đến Ủy ban nhân dân xã để thực hiện việc công khai thông tin đến Nhân dân.
5. Ủy ban nhân dân xã tổng hợp, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và kết quả thực hiện tại kỳ họp thường lệ gần nhất, đồng thời gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để giám sát.
6. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã phối hợp với Ủy ban nhân dân xã trong việc thực hiện kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức hội nghị đối thoại với Nhân dân trên địa bàn; trực tiếp hướng dẫn, thực hiện việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với những nội dung thuộc trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã thực hiện giám sát việc lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân trên địa bàn; việc tổ chức đối thoại, lấy ý kiến trong trường hợp Ủy ban nhân dân xã ban hành quyết định hành chính có nội dung xác lập nghĩa vụ hoặc làm chấm dứt, hạn chế quyền, lợi ích của đối tượng thi hành và quá trình, kết quả giải trình, tiếp thu và tổ chức thực hiện các nội dung Nhân dân tham gia ý kiến.
Điều 27. Trách nhiệm của Nhân dân trong việc tham gia ý kiến về các nội dung ở xã
Trách nhiệm của Nhân dân trong việc tham gia ý kiến về các nội dung ở xã được thực hiện theo quy định tại Điều 29, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
1. Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và mọi công dân cư trú trên địa bàn xã có trách nhiệm tích cực tham gia ý kiến về những nội dung liên quan trực tiếp đến đời sống của cộng đồng dân cư để làm cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, của đất nước.
2. Cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm tham gia hoặc cử đại diện hộ gia đình tham dự họp bàn, thảo luận, thể hiện ý kiến đối với các nội dung theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
3. Công dân theo dõi, đánh giá, giám sát việc tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của Nhân dân trên địa bàn đối với những nội dung đã được đưa ra lấy ý kiến và quá trình tổ chức thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền đối với các nội dung này.
Mục 4. NHÂN DÂN KIỂM TRA, GIÁM SÁT
Tiểu mục 1. NỘI DUNG, HÌNH THỨC KIỂM TRA, GIÁM SÁT
Điều 28. Nội dung kiểm tra, giám sát
Nội dung kiểm tra, giám sát được thực hiện theo quy định tại Điều 30, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
1. Công dân kiểm tra việc thực hiện các nội dung mà Nhân dân đã bàn và quyết định quy định tại Điều 13của Quy chế này.
2. Công dân giám sát việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở và việc thực hiện chính sách, pháp luật của chính quyền xã, cán bộ, công chức xã, người hoạt động không chuyên trách ở xã, ở thôn.
Điều 29. Hình thức kiểm tra, giám sát
Hình thức kiểm tra, giám sát được thực hiện theo quy định tại Điều 31, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
1. Công dân trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua:
a) Hoạt động lao động, sản xuất, học tập, công tác, sinh hoạt của công dân ở cộng đồng dân cư;
b) Quan sát, tìm hiểu, giao tiếp với cán bộ, công chức xã, người hoạt động không chuyên trách ở xã, ở thôn và người dân ở cộng đồng dân cư;
c) Tiếp cận các thông tin được công khai; các thông tin, báo cáo của chính quyền xã, cán bộ, công chức xã, người hoạt động không chuyên trách ở xã, ở thôn, tổ chức, cá nhân được giao quản lý hoặc thực hiện các nội dung Nhân dân đã bàn và quyết định;
d) Tham dự hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân xã với Nhân dân, hội nghị tiếp xúc cử tri, hoạt động tiếp công dân; hội nghị định kỳ và các cuộc họp khác của cộng đồng dân cư.
2. Công dân thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân xã, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng và các tổ chức tự quản khác ở địa phương được thành lập theo quy định của pháp luật.
Điều 30. Hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân xã với Nhân dân
Hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Uỷ ban nhân dân xã với Nhân dânđược thực hiện theo quy định tại Điều 32, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
1.Hằng năm, Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức ít nhất một lần hội nghị trao đổi, đối thoại với Nhân dân trên địa bàn về tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân và những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân ở địa phương.
2. Nội dung, cách thức tổ chức hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân xã với Nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 31. Hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư
Hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư được thực hiện theo quy định tại Điều 33, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
1. Hội nghị của cộng đồng dân cư được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần vào thời gian cuối năm.
2. Trưởng thôn có trách nhiệm triệu tập, chủ trì hội nghị. Thành phần tham dự hội nghị là đại diện của toàn thể các hộ gia đình trong thôn.
3. Tại hội nghị, trưởng thôn có trách nhiệm báo cáo với Nhân dân về tình hình của cộng đồng dân cư, kết quả thực hiện các nội dung đã được cộng đồng dân cư bàn và quyết định. Đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn báo cáo, cung cấp thông tin về tình hình, kết quả thực hiện dân chủ ở thôn và trên địa bàn xã. Thành viên Ban Thanh tra nhân dân được bầu tại thôn báo cáo, cung cấp thông tin về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, xem xét, xác minh theo kiến nghị của Nhân dân trên địa bàn.
4. Việc tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 32. Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của Nhân dân
Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của Nhân dân được thực hiện theo quy định tại Điều 34, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
1. Thông qua việc kiểm tra, giám sát trực tiếp, Nhân dân đánh giá mức độ hài lòng đối với hoạt động của chính quyền xã, đối với cán bộ, công chức xã trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính, giải quyết công việc của công dân.
2. Khi phát hiện hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm, công dân có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật hoặc kiến nghị, phản ánh đến chính quyền xã, cán bộ, công chức xã, Trưởng thôn, Ban công tác Mặt trận ở thôn, các tổ chức, đoàn thể mà mình là thành viên, hội viên, đến đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc phản ánh, đề nghị Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, tổ chức tự quản khác ở xã được thành lập theo quy định của pháp luật xem xét, thực hiện kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ.
3. Ban Thanh tra nhân dân xã, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thay mặt Nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát theo quy định tại Tiểu mục 2 và Tiểu mục 3 của Mục này.
Điều 33. Trách nhiệm trong việc bảo đảm để Nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát
Trách nhiệm trong việc bảo đảm để Nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát được thực hiện theo quy định tại Điều 35, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 32của Quy chế này có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân theo thẩm quyền hoặc thực hiện việc kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm sau đây:
a) Tạo lập và bảo đảm vận hành ổn định, thường xuyên hệ thống đánh giá mức độ hài lòng của Nhân dân, tiếp nhận góp ý, kiến nghị, phản ánh để người dân có thể trực tiếp bày tỏ thái độ, sự đánh giá, nhận xét đối với hoạt động của chính quyền xã và của cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính, giải quyết công việc của công dân;
b) Xem xét, giải quyết, giải trình và trả lời kịp thời khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã hoặc báo cáo, chuyển thông tin đến cơ quan có thẩm quyền đối với những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
c) Tạo điều kiện và bảo đảm để Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng và các tổ chức tự quản khác của Nhân dân trên địa bàn xã thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật;
d) Xử lý người có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoặc người có hành vi trả thù, trù dập người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
3. Công dân chịu trách nhiệm về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình; chủ động, tích cực phối hợp với Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc xác minh, kiểm tra, giám sát đối với các nội dung mà công dân đã kiến nghị, đề nghị.
Tiểu mục 2. BAN THANH TRA NHÂN DÂN XÃ
Điều 34. Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân xã
Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân xãđược thực hiện theo quy định tại Điều 36, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
1. Ban Thanh tra nhân dân xã gồm các thành viên được bầu từ các thôn trên địa bàn xã. Số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân tương ứng số lượng thôn trên địa bàn xã nhưng không ít hơn 05 người.
2. Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân theo nhiệm kỳ của thôn trên cùng địa bàn.
Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên Ban Thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được tín nhiệm hoặc xin thôi làm nhiệm vụ thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã đề nghị thôn đã bầu thành viên đó xem xét, cho thôi làm nhiệm vụ.
Trường hợp khuyết thành viên Ban Thanh tra nhân dân trong nhiệm kỳ và thời gian còn lại của nhiệm kỳ là từ 06 tháng trở lên thì Ban công tác Mặt trận ở thôn phối hợp với Trưởng thôn tổ chức việc bầu bổ sung thành viên Ban Thanh tra nhân dân theo hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã.
3. Ban Thanh tra nhân dân xã gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ; các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.
Điều 35. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân xã
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân xã được thực hiện theo quy định tại Điều 37, Điều 38, Điều 39 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và quy định tại Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Tiểu mục 3. BAN GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CỦA CỘNG ĐỒNG
Điều 36. Tổ chức Ban giám sát đầu tư của cộng đồng
Tổ chức Ban giám sát đầu tư của cộng đồngđược thực hiện theo quy định tại Điều 41, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
1. Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã quyết định thành lập theo từng chương trình, dự án đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) triển khai trên địa bàn xã, chương trình, dự án đầu tư bằng vốn và công sức của cộng đồng dân cư hoặc bằng nguồn tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho xã.
Ban giám sát đầu tư của cộng đồng có ít nhất là 05 thành viên, gồm đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, Ban Thanh tra nhân dân ở xã và đại diện người dân trên địa bàn thôn nơi có chương trình, dự án. Ban giám sát đầu tư của cộng đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Ban giám sát đầu tư của cộng đồng có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng; Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ; các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.
Điều 37. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động củaBan giám sát đầu tư của cộng đồng
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Ban giám sát đầu tư của cộng đồngthực hiện theo quy định tại Điều 42, Điều 43, Điều 44 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và quy định tại Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 38. Trách nhiệm thực hiện
1.Cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở xã, ở thôn; Trưởng thôn; cộng đồng dân cư; các tổ chức, cá nhân có liên quan và Nhân dân trên địa bàn xã chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
2. Công chức Văn phòng - Thống kê tham mưu Ủy ban nhân dân xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Quy chế.
Điều 39. Sửa đổi, bổ sung Quy chế
Trong quá trình thực hiện, nếu có nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế, công chức Văn phòng - Thống kê tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân xã xem xét, quyết định./.
- NIêm yết lấy ý kiến góp ý của nhân dân về kết quả bình xét thôn văn hóa trên địa bàn xã...
- Thông báo tiêm phòng cho đàn gia súc
- Bài tuyên truyền về phòng ngừa tệ nạn ném đất, đá chất bẩn lên tàu
- Thông báo chuyển đổi sử dụng tài khaonr VneID trong thực hiện thủ tục hành chính
- Một số thông tin cơ bản về công tác tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025
- Dự thảo Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở trên địa bàn xã Trung Sơn
- 3410/QĐ-UBND - Quyết định về việc Bố trí kinh phí cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 3421/QĐ-UBND - Quyết định về việc đề nghị công nhận đơn vị đạt chuẩn "An toàn về an ninh,...
- 3418/QĐ-UBND - Quyết định Chủ trương đầu tư (Công ty Cổ phần Điện gió Hướng Linh 4)
- 3408/QĐ-UBND - Quyết định về việc cấp kinh phí Đại hội đại biểu Liên hiệp các Hội khoa...