Chi tiết bài viết - Xã Trung Sơn - Gio Linh
Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/202; 85 năm Ngày thành lâp Chi bộ Võ Xá tiền thânĐảng bộ xã Trung Sơn (10/02/1939-10/02/2024)
- UBND Xã Trung Sơn
- 17/01/2024
- 222 lượt xem
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN
Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930 – 03/2/2024); 85 năm thành lập chi bộ Võ Xá - tiền thân Đảng bộ xã Trung Sơn (10/2/1939 – 10/2/2024)
--------
Cách đây tròn 94 năm tại Hương Cảng (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 03/02 đến ngày 07/02/1930 hội nghị hợp nhất 03 tổ chức: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thành một tổ chức Đảng duy nhất - lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết tinh cao đẹp của truyền thống dân tộc và tinh hoa thời đại, là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác - Lê nin đối với cách mạng Việt Nam. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử vẻ vang của dân tộc, mở ra một bước ngoặt quan trọng của cách mạng Việt Nam trong tiến trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
94 năm ra đời, là chừng ấy mùa xuân Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là thắng lợi toàn diện và triệt để cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945, đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là thắng lợi của cuộc kháng chiến oanh liệt giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đó cũng là thắng lợi của hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng - an ninh được tăng cường; văn hóa - xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân có nhiều đổi thay, dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng; đại đoàn kết toàn dân được củng cố và tăng cường; công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền và cả hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Có thể nói đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ và vị thế như ngày nay.
Công lao đó, trước hết thuộc về Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh!
94 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và những gì Đảng mang lại cho dân tộc ta đã chứng minh: "Chỉ có Đảng, đội tiên phong có tổ chức nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động vũ trang bằng chủ nghĩa Mác - Lê nin, học thuyết khoa học và cách mạng của mọi thời đại, mới có khả năng lãnh đạo nhân dân hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân triệt để và từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Ngoài Đảng Cộng sản ra, ở Việt Nam không có một đảng của giai cấp hoặc tầng lớp nào đảm đương nổi vai trò đó".
Đó cũng là cội nguồn để nhân dân gắn bó mật thiết với Đảng, một lòng một đi theo Đảng, thậm chí hi sinh tính mạng để bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ đảng viên của Đảng. Có được mối quan hệ máu thịt ấy, là vì trong quá trình lãnh đạo xã hội, Đảng ta luôn xác định trách nhiệm của mình: "Hễ còn một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn, thì Đảng vẫn đau thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ". Đứng trong hàng ngũ của Đảng, những người đảng viên luôn phấn đấu đi đầu, gương mẫu, chịu đựng hi sinh, gian khổ chịu trước, sung sướng hưởng sau "mình vì mọi người", "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau", xứng đáng là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Nhân dân tự hào về Đảng của mình và những người đảng viên đang hàng ngày hàng giờ cùng mình chung sức chung lòng xây dựng cuộc sống mới tươi đẹp. "Đảng ta", "Đảng kính yêu" không phải là ngôn từ được tạo dựng mà nó bắt nguồn sâu thẳm từ trong mỗi tấm lòng của người dân Việt Nam chúng ta.
* Đối với sự ra đời của Đảng bộ huyện Gio Linh:
Chỉ sau 02 năm Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, đầu năm 1932, đồng chí Phạm Chí được Phủ uỷ Vĩnh Linh cử vào Gio Linh để xây dựng cơ sở cách mạng. Sau một thời gian tuyên truyền, vận động, đồng chí Phạm Chí đã xây dựng được lực lượng cốt cán ở vùng Chợ Cầu. Ngày 01/02/1932 đi vào lịch sử và tiềm thức của Đảng bộ và nhân dân Gio Linh, ngày mà các đảng viên cốt cán đầu tiên của huyện gồm Cổ Tuế, Võ Tín, Lâm Tính họp tại Đình làng Hà Thượng để thống nhất thành lập chi bộ Đảng - lấy tên là chi bộ Chợ Cầu và cử đồng chí Võ Tín làm Bí thư Chi bộ.
Sự ra đời của chi bộ Chợ Cầu đã tạo chuyển biến quan trọng của phong trào đấu tranh cách mạng ở huyện Gio Linh. Sau khi được thành lập, các đảng viên trong chi bộ Chợ Cầu không quản gian khổ, hy sinh tích cực đi sâu vào các tầng lớp nhân dân để tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, vạch trần tội ác của bọn thực dân, phong kiến, kêu gọi và vận động quần chúng nhân dân ủng hộ Đảng. Qua hoạt động, chi bộ Chợ Cầu đã nhen nhóm lên phong trào cách mạng ở các vùng trên địa bàn huyện.
Trước phong trào cách mạng đang phát triển, kẻ thù đã tìm mọi cách để đàn áp, triệt tiêu tổ chức Đảng Cộng sản ở Gio Linh. Tháng 7/1935, địch huy động lực lượng mật thám cùng với lính lệ ở huyện đường Gio Linh tổ chức đàn áp, lùng sục, bắt một loạt cảm tình Đảng và 03 đảng viên đầu tiên của chi bộ Chợ Cầu. Chúng dùng mọi hình thức tra trấn tàn bạo, dã man nhưng không sao khuất phục được ý chí sắt đá, tinh thần quả cảm của những chiến sỹ cách mạng Gio Linh, các đồng chí vẫn kiên trung, bất khuất, giữ vững niềm tin tuyệt đối vào Đảng, vào cách mạng.
Trong những năm tháng gian khổ dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến, Đảng bộ Gio Linh đứng trước muôn vàn thử thách, gian khổ, vừa xây dựng và phát triển tổ chức Đảng, lãnh đạo phong trào cách mạng của địa phương vừa tìm mọi cách tránh sự vây bắt của kẻ thù. Chi bộ này vỡ, chi bộ khác ra đời, đảng viên này bị bắt thì nhiều đảng viên khác tiếp tục đứng lên hoạt động. Với sự quả cảm, kiên trung của các chiến sỹ cộng sản, sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của các cấp uỷ Đảng nên phong trào cách mạng Gio Linh ngày càng phát triển không ngừng và giành nhiều chiến công oanh liệt, góp phần xứng đáng giành chính quyền về tay nhân dân trong cách mạng tháng 8 năm 1945, đánh thắng hai cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước, đưa cả dân tộc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tiếp nối truyền thống hào hùng của các bậc cách mạng tiền bối, trải qua 92 năm hình thành, chiến đấu, xây dựng và phát triển, từ một Chi bộ đầu tiên với 03 đồng chí, đến nay toàn huyện đã phát triển lên 52 Đảng bộ, chi bộ trực thuộc Huyện uỷ, 209 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở và có 4348 đảng viên. Đảng bộ Gio Linh luôn làm tròn sứ mệnh của Người lãnh đạo, Người tổ chức mọi thắng lợi sự nghiệp cách mạng của quê hương, được quần chúng nhân dân tin yêu, ủng hộ, một lòng một dạ cùng với Đảng bộ đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và hôm nay đang vững vàng trong công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương, từng bước đưa nền kinh tế - xã hội phát triển, quốc phòng - an ninh đảm bảo, hệ thống chính trị được kiện toàn, củng cố, vững mạnh.
* Đối với Đảng bộ xã Trung Sơn ngày nay, từ khi mới thành lập với tên gọi đầu tiên là Chi bộ Võ Xá, qua 85 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, đã có những bước ngoặt và dấu ấn cực kỳ quan trọng.
Ngược dòng lịch sử, bắt đầu vào năm 1929, từ một nhóm thanh niên đi theo tổ chức “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” ở thôn Võ Xá làm nòng cốt xây dựng phong trào cách mạng ở địa phương, tiền thân cho sự ra đời của chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của xã Trung Sơn.
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Chi bộ Đảng Chợ Cầu được thành lập, đã tác động sâu sắc đến nhận thức, tình cảm, tư tưởng đối với Đảng Cộng sản của người dân địa phương.
Cuối năm 1936, phong trào cách mạng mới được nhen nhóm phát triển trở lại. Một số thanh niên yêu nước thay nhau bí mật vào Võ Xá để tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ cách mạng và giao nhiệm vụ cho các đồng chí Trương Công Bình, Trần Thị Kim bí mật tổ chức giáo dục, giác ngộ được nhiều quần chúng tham gia các phong trào, đặc biệt đã giác ngộ được cả một số hương lý trong làng Võ Xá và một số làng khác ở Kinh Thị, Kinh Môn cùng tham gia. Các tổ chức quần chúng cốt cán của Đảng đã bí mật cùng nhau đóng góp hội phí, gây quỹ để tương trợ nhau hoạt động, cứu tế cho người bị hoạn nạn và hỗ trợ cho các đồng chí thoát ly, mở lớp dạy chữ quốc ngữ, vận động quần chúng tham gia các cuộc biểu tình, đòi dân duyệt và bảo vệ, nuôi dưỡng cán bộ bí mật hoạt động.
Tháng 9-1936, Phủ ủy Vĩnh Linh cử đồng chí Trần Xuân Miên vào bí mật làm lễ kết nạp đồng chí Trương Công Bình và Trần Thị Kim vào Đảng CS Việt Nam.
Đến tháng 4-1938, được Phủ ủy Vĩnh Linh chuẩn y, đồng chí Trương Công Bình và Trần Thị Kim đã bí mật làm lễ kết nạp đồng chí Lý Đàn vào Đảng CS Việt Nam.
Ngày 10-02-1939, tại đình làng Võ Xá, chi bộ Võ Xá được thành lập (Chi bộ Võ Xá là tiền thân của Đảng bộ xã Trung Sơn ngày nay), đồng chí Trương Công Bình làm Bí thư chi bộ. Từ khi chi bộ Võ Xá ra đời, ngọn lửa cách mạng được nhóm lên bùng cháy thành cao trào cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các phong trào cách mạng ở Trung Sơn đã diễn ra khá liên tục, sôi nổi với nhiều hình thức tổ chức và đấu tranh công khai và bí mật phù hợp với từng giai đoạn cách mạng.
Tháng 8 năm 1945, các tổ chức quần chúng cốt cán ở các làng Võ Xá, Kinh Thị, Kinh Môn, Giang Phao, An Xuân, Hải Cụ xã Trung Sơn đã vận động hàng trăm người dân tham gia biểu tình, cùng với nhân dân toàn huyện kéo về cướp quận lỵ Gio Linh giành chính quyền về tay nhân dân. Sau 6 năm kể từ khi được thành lập (1939-1945), chi bộ Đảng Võ Xá đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền, góp phần vào thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945 của cả dân tộc.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, đã đi vào lịch sử, là ngày độc lập dân tộc chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta, đồng thời mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân Trung Sơn đã nuôi dưỡng, che chở, tiếp tế liên lạc, nhường cơm xẻ áo cho cán bộ hoạt động cách mạng, không hề tiếc máu xương của mình cho kháng chiến và đã góp một phần cùng với đồng bào cả nước làm nên một Điện biên phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu vào tháng7 năm 1954.
Tháng 7 năm 1954, hiệp đinh Giơ-ne-vơ được ký kết, đất nước tạm thời chia cắt 2 miền Nam - Bắc, chờ ngày tổng tuyển cử nhưng thực dân đế quốc đã bội ước. Đế quốc Mỹ đã nhảy vào Miền Nam dựng nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Với nhiều âm mưu thâm độc, hàng chục sắc lính cộng hòa, thám báo, báo an, biệt kích, dân vệ, xây dựng nông thôn trá hình, lập hàng rào, ấp chiến lược… Bọn chúng luôn rình rập và bắt bớ những người tham gia kháng chiến. Nhân dân ngày đêm sống trong cảnh nơm nớp lo âu, nhiều gia đình có người thân tập kết ra Bắc đã bị kẻ thù bắt đi tù đày, biết bao gia đình phải chịu cảnh ly tan, cha mất con, vợ mất chồng, tất cả xóm thôn hoang tàn xơ xác.
Nhưng trong đau thương ấy, mối liên lạc giữa Đảng và nhân dân, giữa dân với cách mạng vẫn được gìn giữ bền chặt, các chiến sỹ an ninh, công an, quân báo, bộ đội, dân quân, cán bộ cơ sở đêm đêm đi về bám dân, bám đất không quản hy sinh xương máu của mình cho cách mạng. Nhiều gia đình chấp nhận hy sinh đào hầm bí mật nuôi giấu cán bộ trong nhà, nhiều người mẹ, người chị, người em đã tiếp tế, liên lạc, canh gác, giúp đỡ cách mạng từng lon gạo, mo cơm độn nhiều khoai sắn và những hạt muối mặn mòi, ít ỏi nhưng thắm đợm nghĩa tình. Trong gian khổ hy sinh, nhân dân Trung Sơn vẫn một lòng tin tưởng vào Đảng vào cách mạng với một niềm tin son sắt, niềm tin ngày mai đất nước thống nhất, quê hương sẽ sạch bóng quân thù.
Năm 1959, luật (10-59) cùng với cùng với cuộc chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ, bộ máy chính quyền địch đã được củng cố, chúng ra sức đàn áp và bắt bớ nhân dân ta, biết bao đồng chí bị chém giết và giam cầm, đồng bào ta phải chịu biết bao gian khổ và hy sinh. Song, dù bị kìm kẹp áp bức, nhân dân ta vẫn một lòng trung thành với Đảng, với cách mạng, sẵn sàng tiếp sức người và của cải cho kháng chiến.
Năm 1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời và sự tan rã của chính quyền Ngô Đình Diệm, nhân dân vô cùng phấn khởi ủng hộ cách mạng, tiếp tục diệt ác và trừ gian bảo vệ quê hương.
Cuối năm 1965, chi bộ xã Trung Sơn tiến hành Hội nghị chi bộ ở thôn An Hướng để truyền đạt chương trình hành động của Huyện ủy Gio Linh về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ VI (tháng 7-1965). Hội nghị đã bầu đồng chí Đoàn Hành làm Bí thư chi bộ.
Sau Hội nghị, các đồng chí cấp ủy và đảng viên đã truyền đạt chủ trương của Đảng cho cán bộ cốt cán, các đoàn thể quần chúng và lực lượng du kích xã nắm vững để thực hiện. Đồng thời, cấp ủy đã phát động phong trào thi đua “Tìm Mỹ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt”; đẩy mạnh sản xuất, chăn nuôi; phát động nhân dân xây dựng hầm hào trú ẩn kiên cố, phòng chống máy bay, pháo binh của địch. Hầu hết nhân dân tháo dỡ nhà để làm hầm chữ A. Toàn xã có hơn 250 ngôi nhà tháo dỡ để làm hầm.
Đầu năm 1966, lực lượng du kích của ta phối hợp với bộ đội địa phương đã tổ chức nhiều trận đánh, nhiều đợt phục kích để tiêu diệt dịch và dành nhiều chiến thắng giòn dã. Những chiến thắng giòn dã đã động viên nhân dân hăng hái tham gia lực lượng kháng chiến. Cấp ủy xã vận động, động viên nhân dân các thôn An Xuân, Hải Cụ làm thêm hầm trú ẩn, nhường nhà cho Trạm phẫu của Bộ Tư lệnh Bắc đường 9 và Bệnh viện Hồ Nam của Tỉnh chuyển ra.
Được sự hỗ trợ của Tiểu đoàn 12 - Công an vũ trang giới tuyến Vĩnh Linh, tháng 6-1966, cấp ủy xã Trung Sơn đã đưa 22 nam, nữ thanh niên lên đồn Công an giới tuyến Gia Vồng để huấn luyện quân sự, học tập chính trị, tạo nguồn cán bộ đảng viên.
Tháng 6-1966 Thường vụ Tỉnh ủy đã ra Nghị quyết chỉ đạo: “Phải liên tục tấn công địch, tiêu diệt dân vệ, bảo an, ngụy quyền, kiên quyết diệt trừ ác ôn, gián điệp, đánh bại các cuộc hành quân lấn chiếm và bình định để mở rộng vùng giải phóng”. Được sự chỉ đạo của Huyện ủy, cấp ủy xã Trung Sơn đã hạ quyết tâm tiêu diệt đồn cảnh sát và cụm ngụy quân, ngụy quyền xã ở thôn Võ Xá.
Đêm 8-9-1966, du kích xã phối hợp với bộ đội địa phương, an ninh vũ trang Huyện đã bí mật áp sát mục tiêu, đồng loạt nổ súng tiêu diệt toàn bộ quân địch tại đồn cảnh sát và các cụm ngụy quyền thôn, xã. Cùng với lực lượng vũ trang, nhân dân thôn Võ Xá đã nổi dậy truy bắt bọn ngụy quân, ngụy quyền xã, thôn buộc chúng phải tháo chạy vào quận Trung Lương và Gio Linh. Đồn cảnh sát bị xóa sổ, xã Trung Sơn hoàn toàn giải phóng, tạo tuyến hành lang nối liền từ rừng núi về đồng bằng bờ Nam giới tuyến.
Sau ngày quê hương được giải phóng, nhân dân Trung Sơn lại tiếp tục kề vai sát cánh cùng với nhân trong toàn huyện đấu tranh và giải phóng quê hương Gio Linh thân yêu vào ngày 2/4/1972.
Quê hương sau ngày giải phóng chỉ còn lại một đống tro tàn đổ nát và đầy rẫy bom mìn, các loại đạn pháo chưa nổ, chằng chịt hố bom, hố pháo. Song, phát huy truyền thống trong đấu tranh, nhân dân Trung Sơn bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, khai khoang phục hóa, rà phá bom mìn, dựng lại nhà cửa, sửa sang đường sá, từng bước xây dựng cơ sở vật chất của quê hương, đồng thời góp sức giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tháng 3-1990, để phù hợp với công tác quản lý và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới, huyện Bến Hải được chia tách thành hai huyện Gio Linh và Vĩnh Linh. Trong những ngày đầu mới lập lại, đời sống nhân dân huyện Gio Linh nói chung và xã nhà Trung Sơn nói riêng còn gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, lạc hậu; hệ thống giao thông còn thô sơ, 100% thôn chưa có điện, đội ngũ cán bộ vừa thiếu và vừa không đồng bộ. Lúc đó toàn xã có 6 thôn với 3.720 nhân khẩu. Đảng bộ xã có 84 đảng viên, sinh hoạt trong 5 chi bộ thôn. Đến nay xã có 4 thôn, với 1.574 hộvà 5.895 nhân khẩu. Đảng bộ xã có 9 chi bộ trực thuộc với tổng số đảng viên là 245 người.Đảng bộ và Nhân dân xã nhà vinh dự khi được Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân vào năm 1996.
Trong hơn 85 năm (1939-2024) chiến đấu xây dựng và trưởng thành, dù phải trải qua bao khó khăn thử thách, bao biến đổi của thăng trầm của lịch sử; dù phải đối mặt với những âm mưu của kẻ thù, kể cả trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, nhưng với một lòng tin vào đường lối và sự lãnh đạo của Đảng, dựa vào sức mạnh của quần chúng nhân dân, lấy nhân nhân làm gốc, kiên gan, bền chí, mưu trí, sáng tạo dũng cảm, anh hùng trong chiến đấu, năng động cần cù trong xây dựng, Đảng bộ và nhân dân xã Trung Sơn đã làm nên những chiến công hiển hách, góp phần xứng đáng vào công cuộc giải phóng quê hương đất nước. Đảng bộ không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, nền kinh tế xã hội không ngừng phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn thay đổi và đang khởi sắc từng ngày, và xã nhà đã được công nhận nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020. Tất cả những kết quả đó rất xứng đáng với bề dày lịch sử truyền thống của một Đảng bộ anh hùng.
Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Trung Sơn là tài sản vô giá, là niềm tự hào to lớn của bao thế hệ, là nguồn động lực tiếp thêm sức mạnh cho Đảng bộ và nhân dân Trung Sơn trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay, nhất là phấn đấu xây dựng xã đạt nông thôn mới nâng cao trong nhiệm kỳ này.
Với khí thế mới, niềm tin son sắt và khát vọng mới, toàn Đảng, toàn dân hãy ra sức nỗ lực phấn đấu thực hiện đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, mặt trận và các đoàn thể vững mạnh mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra./.
*
* *
Nhân kỷ niện 94 năm Ngày lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2024); 85 năm ngày thành lập Chi bộ Võ Xá tiền thân Đảng bộ xã Trung Sơn (10/02/1939-10/02/2024) . Xin kính mời bà con chúng ta ôn lại một chặng đường lịch sử hào hùng của dân tộc, của Đảng và Bác hồ kính yêu qua bài tuyên truyền của Đảng ủy xã
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN
Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930 – 03/2/2024); 85 năm thành lập chi bộ Võ Xá - tiền thân Đảng bộ xã Trung Sơn (10/2/1939 – 10/2/2024)
--------
Cách đây tròn 94 năm tại Hương Cảng (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 03/02 đến ngày 07/02/1930 hội nghị hợp nhất 03 tổ chức: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thành một tổ chức Đảng duy nhất - lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết tinh cao đẹp của truyền thống dân tộc và tinh hoa thời đại, là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác - Lê nin đối với cách mạng Việt Nam. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử vẻ vang của dân tộc, mở ra một bước ngoặt quan trọng của cách mạng Việt Nam trong tiến trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
94 năm ra đời, là chừng ấy mùa xuân Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là thắng lợi toàn diện và triệt để cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945, đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là thắng lợi của cuộc kháng chiến oanh liệt giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đó cũng là thắng lợi của hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng - an ninh được tăng cường; văn hóa - xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân có nhiều đổi thay, dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng; đại đoàn kết toàn dân được củng cố và tăng cường; công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền và cả hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Có thể nói đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ và vị thế như ngày nay.
Công lao đó, trước hết thuộc về Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh!
94 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và những gì Đảng mang lại cho dân tộc ta đã chứng minh: "Chỉ có Đảng, đội tiên phong có tổ chức nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động vũ trang bằng chủ nghĩa Mác - Lê nin, học thuyết khoa học và cách mạng của mọi thời đại, mới có khả năng lãnh đạo nhân dân hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân triệt để và từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Ngoài Đảng Cộng sản ra, ở Việt Nam không có một đảng của giai cấp hoặc tầng lớp nào đảm đương nổi vai trò đó".
Đó cũng là cội nguồn để nhân dân gắn bó mật thiết với Đảng, một lòng một đi theo Đảng, thậm chí hi sinh tính mạng để bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ đảng viên của Đảng. Có được mối quan hệ máu thịt ấy, là vì trong quá trình lãnh đạo xã hội, Đảng ta luôn xác định trách nhiệm của mình: "Hễ còn một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn, thì Đảng vẫn đau thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ". Đứng trong hàng ngũ của Đảng, những người đảng viên luôn phấn đấu đi đầu, gương mẫu, chịu đựng hi sinh, gian khổ chịu trước, sung sướng hưởng sau "mình vì mọi người", "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau", xứng đáng là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Nhân dân tự hào về Đảng của mình và những người đảng viên đang hàng ngày hàng giờ cùng mình chung sức chung lòng xây dựng cuộc sống mới tươi đẹp. "Đảng ta", "Đảng kính yêu" không phải là ngôn từ được tạo dựng mà nó bắt nguồn sâu thẳm từ trong mỗi tấm lòng của người dân Việt Nam chúng ta.
* Đối với sự ra đời của Đảng bộ huyện Gio Linh:
Chỉ sau 02 năm Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, đầu năm 1932, đồng chí Phạm Chí được Phủ uỷ Vĩnh Linh cử vào Gio Linh để xây dựng cơ sở cách mạng. Sau một thời gian tuyên truyền, vận động, đồng chí Phạm Chí đã xây dựng được lực lượng cốt cán ở vùng Chợ Cầu. Ngày 01/02/1932 đi vào lịch sử và tiềm thức của Đảng bộ và nhân dân Gio Linh, ngày mà các đảng viên cốt cán đầu tiên của huyện gồm Cổ Tuế, Võ Tín, Lâm Tính họp tại Đình làng Hà Thượng để thống nhất thành lập chi bộ Đảng - lấy tên là chi bộ Chợ Cầu và cử đồng chí Võ Tín làm Bí thư Chi bộ.
Sự ra đời của chi bộ Chợ Cầu đã tạo chuyển biến quan trọng của phong trào đấu tranh cách mạng ở huyện Gio Linh. Sau khi được thành lập, các đảng viên trong chi bộ Chợ Cầu không quản gian khổ, hy sinh tích cực đi sâu vào các tầng lớp nhân dân để tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, vạch trần tội ác của bọn thực dân, phong kiến, kêu gọi và vận động quần chúng nhân dân ủng hộ Đảng. Qua hoạt động, chi bộ Chợ Cầu đã nhen nhóm lên phong trào cách mạng ở các vùng trên địa bàn huyện.
Trước phong trào cách mạng đang phát triển, kẻ thù đã tìm mọi cách để đàn áp, triệt tiêu tổ chức Đảng Cộng sản ở Gio Linh. Tháng 7/1935, địch huy động lực lượng mật thám cùng với lính lệ ở huyện đường Gio Linh tổ chức đàn áp, lùng sục, bắt một loạt cảm tình Đảng và 03 đảng viên đầu tiên của chi bộ Chợ Cầu. Chúng dùng mọi hình thức tra trấn tàn bạo, dã man nhưng không sao khuất phục được ý chí sắt đá, tinh thần quả cảm của những chiến sỹ cách mạng Gio Linh, các đồng chí vẫn kiên trung, bất khuất, giữ vững niềm tin tuyệt đối vào Đảng, vào cách mạng.
Trong những năm tháng gian khổ dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến, Đảng bộ Gio Linh đứng trước muôn vàn thử thách, gian khổ, vừa xây dựng và phát triển tổ chức Đảng, lãnh đạo phong trào cách mạng của địa phương vừa tìm mọi cách tránh sự vây bắt của kẻ thù. Chi bộ này vỡ, chi bộ khác ra đời, đảng viên này bị bắt thì nhiều đảng viên khác tiếp tục đứng lên hoạt động. Với sự quả cảm, kiên trung của các chiến sỹ cộng sản, sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của các cấp uỷ Đảng nên phong trào cách mạng Gio Linh ngày càng phát triển không ngừng và giành nhiều chiến công oanh liệt, góp phần xứng đáng giành chính quyền về tay nhân dân trong cách mạng tháng 8 năm 1945, đánh thắng hai cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước, đưa cả dân tộc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tiếp nối truyền thống hào hùng của các bậc cách mạng tiền bối, trải qua 92 năm hình thành, chiến đấu, xây dựng và phát triển, từ một Chi bộ đầu tiên với 03 đồng chí, đến nay toàn huyện đã phát triển lên 52 Đảng bộ, chi bộ trực thuộc Huyện uỷ, 209 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở và có 4348 đảng viên. Đảng bộ Gio Linh luôn làm tròn sứ mệnh của Người lãnh đạo, Người tổ chức mọi thắng lợi sự nghiệp cách mạng của quê hương, được quần chúng nhân dân tin yêu, ủng hộ, một lòng một dạ cùng với Đảng bộ đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và hôm nay đang vững vàng trong công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương, từng bước đưa nền kinh tế - xã hội phát triển, quốc phòng - an ninh đảm bảo, hệ thống chính trị được kiện toàn, củng cố, vững mạnh.
* Đối với Đảng bộ xã Trung Sơn ngày nay, từ khi mới thành lập với tên gọi đầu tiên là Chi bộ Võ Xá, qua 85 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, đã có những bước ngoặt và dấu ấn cực kỳ quan trọng.
Ngược dòng lịch sử, bắt đầu vào năm 1929, từ một nhóm thanh niên đi theo tổ chức “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” ở thôn Võ Xá làm nòng cốt xây dựng phong trào cách mạng ở địa phương, tiền thân cho sự ra đời của chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của xã Trung Sơn.
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Chi bộ Đảng Chợ Cầu được thành lập, đã tác động sâu sắc đến nhận thức, tình cảm, tư tưởng đối với Đảng Cộng sản của người dân địa phương.
Cuối năm 1936, phong trào cách mạng mới được nhen nhóm phát triển trở lại. Một số thanh niên yêu nước thay nhau bí mật vào Võ Xá để tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ cách mạng và giao nhiệm vụ cho các đồng chí Trương Công Bình, Trần Thị Kim bí mật tổ chức giáo dục, giác ngộ được nhiều quần chúng tham gia các phong trào, đặc biệt đã giác ngộ được cả một số hương lý trong làng Võ Xá và một số làng khác ở Kinh Thị, Kinh Môn cùng tham gia. Các tổ chức quần chúng cốt cán của Đảng đã bí mật cùng nhau đóng góp hội phí, gây quỹ để tương trợ nhau hoạt động, cứu tế cho người bị hoạn nạn và hỗ trợ cho các đồng chí thoát ly, mở lớp dạy chữ quốc ngữ, vận động quần chúng tham gia các cuộc biểu tình, đòi dân duyệt và bảo vệ, nuôi dưỡng cán bộ bí mật hoạt động.
Tháng 9-1936, Phủ ủy Vĩnh Linh cử đồng chí Trần Xuân Miên vào bí mật làm lễ kết nạp đồng chí Trương Công Bình và Trần Thị Kim vào Đảng CS Việt Nam.
Đến tháng 4-1938, được Phủ ủy Vĩnh Linh chuẩn y, đồng chí Trương Công Bình và Trần Thị Kim đã bí mật làm lễ kết nạp đồng chí Lý Đàn vào Đảng CS Việt Nam.
Ngày 10-02-1939, tại đình làng Võ Xá, chi bộ Võ Xá được thành lập (Chi bộ Võ Xá là tiền thân của Đảng bộ xã Trung Sơn ngày nay), đồng chí Trương Công Bình làm Bí thư chi bộ. Từ khi chi bộ Võ Xá ra đời, ngọn lửa cách mạng được nhóm lên bùng cháy thành cao trào cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các phong trào cách mạng ở Trung Sơn đã diễn ra khá liên tục, sôi nổi với nhiều hình thức tổ chức và đấu tranh công khai và bí mật phù hợp với từng giai đoạn cách mạng.
Tháng 8 năm 1945, các tổ chức quần chúng cốt cán ở các làng Võ Xá, Kinh Thị, Kinh Môn, Giang Phao, An Xuân, Hải Cụ xã Trung Sơn đã vận động hàng trăm người dân tham gia biểu tình, cùng với nhân dân toàn huyện kéo về cướp quận lỵ Gio Linh giành chính quyền về tay nhân dân. Sau 6 năm kể từ khi được thành lập (1939-1945), chi bộ Đảng Võ Xá đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền, góp phần vào thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945 của cả dân tộc.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, đã đi vào lịch sử, là ngày độc lập dân tộc chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta, đồng thời mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân Trung Sơn đã nuôi dưỡng, che chở, tiếp tế liên lạc, nhường cơm xẻ áo cho cán bộ hoạt động cách mạng, không hề tiếc máu xương của mình cho kháng chiến và đã góp một phần cùng với đồng bào cả nước làm nên một Điện biên phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu vào tháng7 năm 1954.
Tháng 7 năm 1954, hiệp đinh Giơ-ne-vơ được ký kết, đất nước tạm thời chia cắt 2 miền Nam - Bắc, chờ ngày tổng tuyển cử nhưng thực dân đế quốc đã bội ước. Đế quốc Mỹ đã nhảy vào Miền Nam dựng nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Với nhiều âm mưu thâm độc, hàng chục sắc lính cộng hòa, thám báo, báo an, biệt kích, dân vệ, xây dựng nông thôn trá hình, lập hàng rào, ấp chiến lược… Bọn chúng luôn rình rập và bắt bớ những người tham gia kháng chiến. Nhân dân ngày đêm sống trong cảnh nơm nớp lo âu, nhiều gia đình có người thân tập kết ra Bắc đã bị kẻ thù bắt đi tù đày, biết bao gia đình phải chịu cảnh ly tan, cha mất con, vợ mất chồng, tất cả xóm thôn hoang tàn xơ xác.
Nhưng trong đau thương ấy, mối liên lạc giữa Đảng và nhân dân, giữa dân với cách mạng vẫn được gìn giữ bền chặt, các chiến sỹ an ninh, công an, quân báo, bộ đội, dân quân, cán bộ cơ sở đêm đêm đi về bám dân, bám đất không quản hy sinh xương máu của mình cho cách mạng. Nhiều gia đình chấp nhận hy sinh đào hầm bí mật nuôi giấu cán bộ trong nhà, nhiều người mẹ, người chị, người em đã tiếp tế, liên lạc, canh gác, giúp đỡ cách mạng từng lon gạo, mo cơm độn nhiều khoai sắn và những hạt muối mặn mòi, ít ỏi nhưng thắm đợm nghĩa tình. Trong gian khổ hy sinh, nhân dân Trung Sơn vẫn một lòng tin tưởng vào Đảng vào cách mạng với một niềm tin son sắt, niềm tin ngày mai đất nước thống nhất, quê hương sẽ sạch bóng quân thù.
Năm 1959, luật (10-59) cùng với cùng với cuộc chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ, bộ máy chính quyền địch đã được củng cố, chúng ra sức đàn áp và bắt bớ nhân dân ta, biết bao đồng chí bị chém giết và giam cầm, đồng bào ta phải chịu biết bao gian khổ và hy sinh. Song, dù bị kìm kẹp áp bức, nhân dân ta vẫn một lòng trung thành với Đảng, với cách mạng, sẵn sàng tiếp sức người và của cải cho kháng chiến.
Năm 1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời và sự tan rã của chính quyền Ngô Đình Diệm, nhân dân vô cùng phấn khởi ủng hộ cách mạng, tiếp tục diệt ác và trừ gian bảo vệ quê hương.
Cuối năm 1965, chi bộ xã Trung Sơn tiến hành Hội nghị chi bộ ở thôn An Hướng để truyền đạt chương trình hành động của Huyện ủy Gio Linh về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ VI (tháng 7-1965). Hội nghị đã bầu đồng chí Đoàn Hành làm Bí thư chi bộ.
Sau Hội nghị, các đồng chí cấp ủy và đảng viên đã truyền đạt chủ trương của Đảng cho cán bộ cốt cán, các đoàn thể quần chúng và lực lượng du kích xã nắm vững để thực hiện. Đồng thời, cấp ủy đã phát động phong trào thi đua “Tìm Mỹ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt”; đẩy mạnh sản xuất, chăn nuôi; phát động nhân dân xây dựng hầm hào trú ẩn kiên cố, phòng chống máy bay, pháo binh của địch. Hầu hết nhân dân tháo dỡ nhà để làm hầm chữ A. Toàn xã có hơn 250 ngôi nhà tháo dỡ để làm hầm.
Đầu năm 1966, lực lượng du kích của ta phối hợp với bộ đội địa phương đã tổ chức nhiều trận đánh, nhiều đợt phục kích để tiêu diệt dịch và dành nhiều chiến thắng giòn dã. Những chiến thắng giòn dã đã động viên nhân dân hăng hái tham gia lực lượng kháng chiến. Cấp ủy xã vận động, động viên nhân dân các thôn An Xuân, Hải Cụ làm thêm hầm trú ẩn, nhường nhà cho Trạm phẫu của Bộ Tư lệnh Bắc đường 9 và Bệnh viện Hồ Nam của Tỉnh chuyển ra.
Được sự hỗ trợ của Tiểu đoàn 12 - Công an vũ trang giới tuyến Vĩnh Linh, tháng 6-1966, cấp ủy xã Trung Sơn đã đưa 22 nam, nữ thanh niên lên đồn Công an giới tuyến Gia Vồng để huấn luyện quân sự, học tập chính trị, tạo nguồn cán bộ đảng viên.
Tháng 6-1966 Thường vụ Tỉnh ủy đã ra Nghị quyết chỉ đạo: “Phải liên tục tấn công địch, tiêu diệt dân vệ, bảo an, ngụy quyền, kiên quyết diệt trừ ác ôn, gián điệp, đánh bại các cuộc hành quân lấn chiếm và bình định để mở rộng vùng giải phóng”. Được sự chỉ đạo của Huyện ủy, cấp ủy xã Trung Sơn đã hạ quyết tâm tiêu diệt đồn cảnh sát và cụm ngụy quân, ngụy quyền xã ở thôn Võ Xá.
Đêm 8-9-1966, du kích xã phối hợp với bộ đội địa phương, an ninh vũ trang Huyện đã bí mật áp sát mục tiêu, đồng loạt nổ súng tiêu diệt toàn bộ quân địch tại đồn cảnh sát và các cụm ngụy quyền thôn, xã. Cùng với lực lượng vũ trang, nhân dân thôn Võ Xá đã nổi dậy truy bắt bọn ngụy quân, ngụy quyền xã, thôn buộc chúng phải tháo chạy vào quận Trung Lương và Gio Linh. Đồn cảnh sát bị xóa sổ, xã Trung Sơn hoàn toàn giải phóng, tạo tuyến hành lang nối liền từ rừng núi về đồng bằng bờ Nam giới tuyến.
Sau ngày quê hương được giải phóng, nhân dân Trung Sơn lại tiếp tục kề vai sát cánh cùng với nhân trong toàn huyện đấu tranh và giải phóng quê hương Gio Linh thân yêu vào ngày 2/4/1972.
Quê hương sau ngày giải phóng chỉ còn lại một đống tro tàn đổ nát và đầy rẫy bom mìn, các loại đạn pháo chưa nổ, chằng chịt hố bom, hố pháo. Song, phát huy truyền thống trong đấu tranh, nhân dân Trung Sơn bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, khai khoang phục hóa, rà phá bom mìn, dựng lại nhà cửa, sửa sang đường sá, từng bước xây dựng cơ sở vật chất của quê hương, đồng thời góp sức giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tháng 3-1990, để phù hợp với công tác quản lý và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới, huyện Bến Hải được chia tách thành hai huyện Gio Linh và Vĩnh Linh. Trong những ngày đầu mới lập lại, đời sống nhân dân huyện Gio Linh nói chung và xã nhà Trung Sơn nói riêng còn gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, lạc hậu; hệ thống giao thông còn thô sơ, 100% thôn chưa có điện, đội ngũ cán bộ vừa thiếu và vừa không đồng bộ. Lúc đó toàn xã có 6 thôn với 3.720 nhân khẩu. Đảng bộ xã có 84 đảng viên, sinh hoạt trong 5 chi bộ thôn. Đến nay xã có 4 thôn, với 1.574 hộvà 5.895 nhân khẩu. Đảng bộ xã có 9 chi bộ trực thuộc với tổng số đảng viên là 245 người.Đảng bộ và Nhân dân xã nhà vinh dự khi được Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân vào năm 1996.
Trong hơn 85 năm (1939-2024) chiến đấu xây dựng và trưởng thành, dù phải trải qua bao khó khăn thử thách, bao biến đổi của thăng trầm của lịch sử; dù phải đối mặt với những âm mưu của kẻ thù, kể cả trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, nhưng với một lòng tin vào đường lối và sự lãnh đạo của Đảng, dựa vào sức mạnh của quần chúng nhân dân, lấy nhân nhân làm gốc, kiên gan, bền chí, mưu trí, sáng tạo dũng cảm, anh hùng trong chiến đấu, năng động cần cù trong xây dựng, Đảng bộ và nhân dân xã Trung Sơn đã làm nên những chiến công hiển hách, góp phần xứng đáng vào công cuộc giải phóng quê hương đất nước. Đảng bộ không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, nền kinh tế xã hội không ngừng phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn thay đổi và đang khởi sắc từng ngày, và xã nhà đã được công nhận nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020. Tất cả những kết quả đó rất xứng đáng với bề dày lịch sử truyền thống của một Đảng bộ anh hùng.
Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Trung Sơn là tài sản vô giá, là niềm tự hào to lớn của bao thế hệ, là nguồn động lực tiếp thêm sức mạnh cho Đảng bộ và nhân dân Trung Sơn trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay, nhất là phấn đấu xây dựng xã đạt nông thôn mới nâng cao trong nhiệm kỳ này.
Với khí thế mới, niềm tin son sắt và khát vọng mới, toàn Đảng, toàn dân hãy ra sức nỗ lực phấn đấu thực hiện đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, mặt trận và các đoàn thể vững mạnh mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra./.
*
* *
- NIêm yết lấy ý kiến góp ý của nhân dân về kết quả bình xét thôn văn hóa trên địa bàn xã...
- Thông báo tiêm phòng cho đàn gia súc
- Bài tuyên truyền về phòng ngừa tệ nạn ném đất, đá chất bẩn lên tàu
- Thông báo chuyển đổi sử dụng tài khaonr VneID trong thực hiện thủ tục hành chính
- Một số thông tin cơ bản về công tác tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025
- Dự thảo Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở trên địa bàn xã Trung Sơn
- 3410/QĐ-UBND - Quyết định về việc Bố trí kinh phí cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 3421/QĐ-UBND - Quyết định về việc đề nghị công nhận đơn vị đạt chuẩn "An toàn về an ninh,...
- 3418/QĐ-UBND - Quyết định Chủ trương đầu tư (Công ty Cổ phần Điện gió Hướng Linh 4)
- 3408/QĐ-UBND - Quyết định về việc cấp kinh phí Đại hội đại biểu Liên hiệp các Hội khoa...